Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Hiện nay có đến gần 1/3 dân số thế giới mắc viêm gan B, nhiều nhất tại các nước đang phát triển. Việt Nam là nước nằm trong vùng có tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B cao (ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm). Đây được coi là “sát thủ thầm lặng” với các triệu chứng rất kín đáo, khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Đến khi phát hiện thì hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn mãn tính, xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan… Vì vậy qua bài viết này Hotchland cung cấp thông tin về chứng bệnh này để giúp bạn chủ động phòng ngừa một cách tốt nhất.

 

Viêm gan B là bệnh gì?

Bệnh viêm gan B tên gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B, đây là một bệnh phổ biến toàn cầu, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, do virus viêm gan siêu vi B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra Sau khi vào cơ thể, vi rút có thời gian ủ bệnh từ 3-6 tháng tùy từng người, sau đó sẽ hoạt động gây nên viêm gan virus B cấp tính. 

Nếu sau khoảng thời gian 6 tháng, cơ thể người bệnh không tự miễn dịch được với vi rút thì sẽ chuyển sang mãn tính và nhiễm vi rút HBV suốt đời.

 

Biến chứng của bệnh viêm gan B

Ngay sau khi vào cơ thể, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

  • Suy giảm chức năng gan: Virus HBV phá hủy tế bào từ bên trong, gây tổn thương gan và làm suy giảm các chức năng gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất…

  • Gan nhiễm mỡ: Quá trình phân giải Triglycerid ở gan bị suy giảm, khiến cho chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây gan nhiễm mỡ.

  • Xơ gan: Trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn, viêm gan B nếu không điều trị sẽ thành xơ gan, ngăn chặn dòng máu đi qua gan, làm suy giảm trầm trọng chức năng gan.

  • Ung thư gan: Trung bình, cứ 100,000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan. Viêm gan virus B làm tăng sinh tế bào gan ác tính, sau 10 năm hoặc sớm hơn sẽ tiến triển thành ung thư gan.

jhUhgj7IX9bd-kJ9qsB52Qw5W89I2-3019P4M7DV

Virus viêm gan siêu vi B gây nên những bệnh về gan thậm chí là ung thư

 

Viêm gan B lây qua đường nào?

  1. Truyền từ mẹ sang con:

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Đường lây chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo.Trong 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm là 10% và 3 tháng cuối tăng lên là 60-70%. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời ngay sau sinh. 50% số trẻ này có thể bị Viêm gan virus B mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

k1s2rL2qWYeBE7mFS2G0KXENs1Vntl7eUtL0wFWa

Bệnh viêm gan virus có thể lây qua đường từ mẹ sang con

  1. Lây qua đường máu

Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý...

Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy xước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo...  

  1. Lây qua đường tình dục:

Virus HBV-DNA có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Chính vì vậy không nên quan hệ tình dục bừa bãi, cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục bằng miệng hay sử dụng các dụng cụ tình dục không được vệ sinh sạch sẽ.

c4498lJ1nejXHYyg4gEAd7TakkGp4X0OCuL5ZIjS

Nguy cơ lây bệnh viêm gan virus B qua đường tình dục rất cao

 

Phòng ngừa bệnh viêm gan B

  • Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh.

  • Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc xin để đối tượng đã bị mắc viêm gan B hay chưa.

  • Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con nếu mẹ mắc viêm gan virus B, tránh cho con bú trực tiếp

  • Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da khác.

  • Quan hệ tình dục an toàn.

  • Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm

  • Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng,... với người có nhiễm virus viêm gan B.

  • Không thực hiện xăm mắt, môi... tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.

  • Đối với các cặp vợ chồng sắp kết hôn, nên đi khám sức khỏe và xét nghiệm HBsAg để kiểm tra tình trạng cơ thể.

  • Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3 - 6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan.

jnQWkCF0GoeuRTSJgpG4Ksw8RQKwyOQ5mTfZsC5S

Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất

  •  

Viêm gan B rất ít khi được phát hiện sớm và khi được phát hiện thì bệnh rất khó kiểm soát với những biện pháp điều trị hiện nay. Do đó khi có những dấu hiệu rối loạn gan hoặc ngay cả khi không hề có triệu chứng nào thì việc chủ động xét nghiệm chức năng gan là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình.Chúc bạn luôn khỏe. 


 

All copyright © reserved by Dong Thai 2017