Dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein có trong hải sản, đặc biệt là dị ứng hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… Tùy vào cơ địa, có người sẽ phản ứng với tất cả các loại hải sản nhưng có người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.
Không phải chỉ ăn trực tiếp mới gây dị ứng mà ngay cả khi hít phải khói bốc ra từ hải sản, tiếp xúc với bề mặt có dính hải sản cũng có thể xuất hiện triệu chứng dị ứng.
Hải sản chứa hàm lượng protein cao, trong đó có những protein “lạ”. Khi đi vào cơ thể loại protein này được cơ thể nhận diện là kháng nguyên. Điều này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Protein trong một số loại hải sản lại giữ vai trò là bán kháng nguyên. Khi đi vào cơ thể chúng kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên sẵn có, dẫn tới tình trạng dị ứng.
Tùy từng loại và môi trường sống, hải sản chứa những độc tố khác nhau. Một số loại độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ khi đun nấu hoặc các biện pháp chế biến thông thường. Lượng này không làm ảnh hưởng nhiều đến những cơ thể khỏe mạnh nhưng với những người cơ địa dị ứng hay sức kém chúng dễ dàng tấn công và gây dị ứng.
Triệu chứng người dị ứng hải sản
Nổi mẩn, phát ban kèm cảm giác ngứa ngáy. Có người còn bị mẩn eczema với những đặc trưng như mọc đám sẩn đỏ, bề mặt xuất hiện hột mụn nước, khi mụn vỡ để lại vết chàm.
Dấu hiệu dị ứng nổi mẩn ngứa ngáy
Dấu hiệu đầu tiên là nổi mẩn, ngứa ngáy
Cảm giác nôn nao khó chịu trong bụng, nổi mề đay khắp người.
Đau bụng kèm tiêu chảy.
Buồn nôn, nôn mửa liên tục.
Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy ở khoang miệng, cổ họng.
Nhiều nơi trên người bị sưng phù, thường thấy nhất là bị sưng phần môi, bề mặt lưỡi hay sưng toàn bộ mặt mày, có khi cổ họng bị sưng dẫn đến hô hấp kém.
Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè
Nghiêm trọng hơn, cơ thể có thể rơi vào trạng thái sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng hải sản mạnh mẽ nhất cũng như dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, nếu được cứu tại cơ sở y tế kịp thời thì mới cải thiện được tình hình.
Cách xử lý người bị dị ứng hải sản
Với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số giải pháp an toàn sau:
Mật ong kháng viêm giảm ngứa
Mật ong có chất kháng sinh, rất tốt trong việc cải thiện dấu hiệu dị ứng hải sản. Đặc tính khử trùng của mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm giảm bớt tình trạng mẩn ngứa. Hãy pha 1 ly nước mật ong ấm để giảm thiểu cảm giác nóng ran, ngứa ngáy khi dị ứng hải sản. Mật ong còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nước chanh trị dị ứng tôm rất hiệu quả. Axit ascorbic được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Nó còn là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể.
Giảm sưng lưỡi, thanh lọc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng để chống lại dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Đối với trường hợp bị dị ứng nhẹ như mề đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi...), chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin... để giảm triệu chứng. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có menthol, phenol, sulfat kẽm, nhưng bệnh nhân phải không gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề.
Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc chống dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ
Xem thêm: Cách trị dị ứng da mặt hiệu quả tại nhà
Kết luận
Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản tốt nhất là ăn chín uống sôi. Tuyệt đối tránh ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu... Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu. Không ăn tôm, cua, sò, hến chết. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc. Đặc biệt cẩn trọng với trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ dị ứng, ngộ độc của bé cũng cao hơn. Tuyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ.