Chắp mắt và lẹo mắt thường hay bị nhầm lẫn với nhau do có biểu hiện khá giống nhau. Đây là một vấn đề khá phổ biến,thường xuất hiện ở hai bờ mi mắt, ở bất kỳ ai,dù trong độ tuổi nào. Việc phân biệt chắp và lẹo giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Chắp mắt là tình trạng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới bị nổi nhọt và sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Chắp mắt có hai dạng chính, bao gồm bên trong và bên ngoài:
Chắp mắt bên ngoài là nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt, có kích thước cỡ hạt đậu.
Chắp bên trong không dễ nhận ra và nốt u nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, một số trường hợp có thể thấy đầu mủ của chắp.
Chắp mắt xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em do chúng thường xuyên lấy tay dụi mắt.
Dụi mắt thường xuyên gây chắp mắt và thường ở trẻ em
Do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém, tay không sạch sẽ chạm vào mí mắt làm cho các tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn gây ra, tạo thành nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Tuyến dầu này có nhiệm vụ cân bằng độ ẩm bên trong mí và rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém. Tuyến dầu bị nghẽn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do nhiễm khuẩn.
Sưng mắt ( thường sưng to hơn lẹo) , đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày xẹp xuống chỉ còn khối trơn không đau, lớn dần trên mi mắt thanh một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.
Có nhiều triệu chứng để chẩn đoán bệnh chắp mắt ở người
Chắp thường ở xa bờ mi hơn lẹo, nổi to hơn và ít đau hoặc không đau bằng lẹo( lẹo thường tạo thành do sự nhiễm trùng ở các lông mi nên thường xuất hiện gần bờ mi, đỏ và đau).
Chảy nước mắt nhiều;
Thị lực giảm hoặc mất thị lực;
Nhạy cảm với ánh sáng.
Hầu hết các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau 2-8 tuần. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình này nhanh hơn, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Chườm khăn ấm lên mí mắt : nhiệt độ ấm từ khăn sẽ giúp bớt tắc nghẽn các tuyến nhờn, dịch có thoát ra ngoài. Thời gian để chườm là từ 10-15 phút mỗi lần, 3-5 lần/ngày.
Có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì chườm nước ấm
Không gãi, nặn hay ấn vào chắp mắt.
Không dụi mắt khi chưa rửa sạch tay
Không trang điểm hoặc soi gương thường xuyên
Không đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn
Rửa tay sạch sẽ trước khi chườm ấm cho mắt
Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mắt theo chỉ định bác sĩ, rửa tay sạch sẽ trước khi thoa và bảo quản lọ thuốc đúng cách , không dùng thuốc để lâu
Trang điểm thường xuyên dễ dẫn đến chắp mắt
Khi nốt chắp quá lớn hoặc không tự hết sau 2-8 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ điều trị.
Trong trường hợp đó , bác sĩ có thể
Rạch một đường ở mí mắt để giúp dịch thoát ra ngoài , thủ thuật rạch chắp được thực hiện trong điều kiện đảm bảo vô khuẩn
Tiêm steroid để giảm sưng. Sau khi chích mắt bạn sẽ được băng lại trong vài giờ
Bạn sẽ được kê toa, uống thuốc theo chỉ định.
Tuyệt đối không tự nặng sẽ gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Trong thời gian bị chắp mắt
Không nên dùng các trái cây có nhiệt như nhãn, vải, chôm chôm , xoài , ổi, các loại đồ ăn cay nóng
Không dùng thức ăn chứa nhiều đường , hạn chế nước ngọt có gas và các loại bánh kẹo
Không ăn các món chứa nhiều nitrat vì có thể cản trở máu ở mắt lưu thông, gia tăng máu đông và viêm nhiễm.
Rửa tay đúng cách, thường xuyên nhất là trước khi chạm lên mặt, mắt.
Rửa sạch sẽ kính áp tròng trước và sau khi đeo.
Rửa mặt thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm( nếu có) .
Không sử dụng các sản phẩm trang điểm đã hết hạn sử dụng cho mắt. Thay đồ trang điểm ít nhất 6 tháng/ lần
Nên dùng khăn tắm và khăn lau mặt riêng
Luôn giữ cho da mặt, lông mày, dày đầu và tay sạch sẽ.
Khi ra ngoài nên đeo kính để ngăn cản bụi.
Bệnh chắp mắt tuy không nguy hiểm nhưng nó sẽ đem lại một cảm giác rất khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và làm mất thẩm mỹ cho người bị bệnh cũng như những người xung quanh khi nhìn thấy. Vì vậy, hãy trang bị cho mình các kiến thức về chắp mắt cũng như các bệnh về mắt khác để bảo vệ cho đôi mắt của mình luôn sáng khỏe.