Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân, cách điều tr

Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân, cách điều tr

Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng bị xuất huyết. Từ đó, gây ra không ít khó chịu kèm theo đó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy Nguyên nhân nào gây chảy máu chân răng? Cần làm gì khi gặp tình trạng này? Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng lợi, dây chằng, xương ổ răng... bị tổn thương. Từ đó dẫn tới tình trạng vỡ các mạch máu gây xung huyết. Nhiều người cho rằng đây là triệu chứng bình thường, nhưng thực tế đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Viêm nha chu, viêm nướu răng…

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các nguyên nhân chính như:

  • Viêm lợi chảy máu do vệ sinh răng miệng kém.

  • Chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Nếu diễn ra liên tục nhiều lần sẽ khiến các mô mềm ở chân răng khó phục hồi như ban đầu và chảy máu.

  • Lâu ngày không cạo vôi răng khiến vi khuẩn tích tụ và gây tổn thương mô nha chu.

  • Thiếu vitamin C, vitamin K và canxi.

  • Dấu hiệu của bệnh lý tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận.

  • Do thay đổi của nội tiết tố ở phụ nữ.

8m781zJGKjDiDyqtLutlnZogKOWE9WBHE3VzrBRW

Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh về răng miệng gây chảy máu răng.

 

Chảy máu chân răng nhiều có gây nguy hiểm không?

  1. Viêm nướu răng

Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn tới mảng bám và cao răng dày trên răng. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu và khiến lợi cũng như răng bị kích thích. Theo thời gian, nếu cao răng không được làm sạch sẽ dẫn tới bệnh viêm nướu và gây chảy máu răng.

_ET1JpcNrfXPOnKCzSzDchq_jpg5NY1K-RpXjgAy

Chảy máu chân răng có thể gây ra tình trạng viêm nướu răng.

  1. Bệnh nha chu

Chân răng bị chảy máu cũng là dấu hiệu của bệnh nha chu. Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm nướu. Bệnh thường tiến triển âm thầm và lâu ngày không điều trị có thể dẫn tới mất răng.

  1. Áp xe răng

Là tình trạng nhiễm trùng bên trong răng và là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Khi bị áp xe răng, bạn sẽ cảm thấy đau liên tục, chảy máu chân răng, sốt và sưng mặt. Nếu chuyển sang giai đoạn sưng mặt tức là bệnh lý đã phát triển nặng.

  1. Gây mất răng

Thông thường, lợi khi bị sưng là do bệnh viêm nướu, viêm nha chu gây nên. Trong trường hợp bệnh nặng thường khiến nướu có xu hướng tách khỏi răng và không ôm chân răng. Cùng với đó là chứng loãng xương và có thể dẫn tới mất răng. 

 

Cách điều trị viêm lợi gây chảy máu chân răng

  1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để có hàm răng khỏe, đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng hai lần một ngày, khi đánh răng phải đủ thời gian trung bình là từ 2-3 phút, đánh răng đúng kỹ thuật và đặc biệt nên sử dụng loại bàn chải mềm để tránh việc gây tổn thương nướu lợi, ngoài ra bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để lấy thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng.

vay8m9Xhwe35CuezEJs4WnK3_-qyD2awALhyvIHT

Súc mọi 2 lần mỗi ngày ngăn ngừa chảy máu răng.

  1. Bổ sung các chất cần thiết

Bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành vết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua các loại quả như cam, chanh, bưởi… vitamin K qua các loại thực phẩm như củ cải, chuối. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh bởi chất xơ trong rau cũng sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám trên răng.

6LGs9LRd1IiGiT7RFKlGuJxvit6wDIIdeXNqDEHE

Ăn đủ chất dinh dưỡng giúp răng chắc khỏe.

  1. Từ bỏ thói quen hút thuốc

Bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư mà còn giúp bạn có một hơi thở thơm tho, loại bỏ nguy cơ răng ố vàng, viêm nha chu và chảy máu chân răng. Chỉ cần loại bỏ những thói quen xấu là sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể rồi đó!

  1. Sử dụng thuốc điều trị

Nếu tình trạng viêm lợi chảy máu nhẹ thì chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch. Nếu quá nặng cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc và đến bác sĩ khám ngay.

Trên đây là những nguyên nhân cùng với cách làm điều trị chảy máu chân răng. Hãy luôn vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng nhé.

Xem thêm: Lí do bạn nên khám sức khỏe định kì


 

All copyright © reserved by Dong Thai 2017