Giãn dây chằng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Giãn dây chằng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

 

Bệnh giãn dây chằng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của cơ thể, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan và xem nhẹ bệnh này. Nhưng khi bạn mắc phải thì bạn mới thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó. Cùng Đông Thái tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này nhé

  1. Giãn dây chằng là gì?

Dây chằng là một dải tổng hợp các mô sợi được làm từ phân tử collagen liên kết chặt chẽ, cứng và dai. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các khớp xương, cố định và bảo vệ đầu khớp. Trên cơ thể con người có hàng trăm dây chằng phân bổ ở các vùng khớp vai, cổ, lưng, đầu gối, khớp háng, cổ tay…Tuy khác nhau về hình thù và kích thước nhưng các dây chằng đều rất dễ bị tổn thương nếu gặp tác động mạnh, có thể dẫn đến giãn dây chằng.

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to, khớp trở nên lỏng lẻo, hạn chế vận động.

8k1R13QyP2znk6ou5N2wEVdiEIPXWNAQLRxwVG9c

  1. Các vị trí giãn dây chằng thường gặp và ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày

  • Giãn dây chằng ở chân

Người bệnh cảm thấy đau nhói, nhức buốt khó chịu ở bàn chân, khớp cổ chân… vận động đi lại khó khăn.

Các vị trí thường bị dãn dây chằng ở chân: mắt cá chân, cổ chân, gót chân, mu bàn chân, bắp chân phải và trái

Có dấu hiệu sưng đỏ hoặc bầm tím, khi ấn vào vùng da bị tổn thương cảm thấy rất đau và nóng.

  • Giãn dây chằng đầu gối

-ttjh938BH3MsNYMbI30wrhLLXUO85Db_dC4IfJ0

Tình trạng này thường xảy ra đối với trường hợp bị chấn thương khi chơi thể thao, vận động, nhảy sai tư thế, va đập mạnh…

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối có thể thấy rõ: sưng nóng, đỏ vùng đầu gối, đau nhức khó chịu, vận động khó khăn. Khó khăn khi bước cầu thang, gấp duỗi đầu gối

  • Giãn dây chằng lưng

Jg_asvSjIBm1I41fkb0ky62Sdtc0hm14A8Hhuhui

Người bệnh có cảm giác cơ lưng bị căng cứng, đau ẩm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng. Khó cúi gập người hoặc xoay vặn người đều cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Tại vùng da bị tổn thương xuất hiện sưng nóng đỏ

  • Giãn dây chằng vai

Tình trạng này xảy ra đối với người bệnh thường xuyên vận động tay, bả vai (chơi các bộ môn thể thao: tennis, chèo thuyền, bóng chuyền, cầu lông,), mang vác vật nặng trên vai

Biểu hiện của giãn dây chằng vai: đau nhức khó chịu khớp bả vai, hạn chế khả năng vận động vai, cánh tay

  • Giãn dây chằng cổ tay

Người bệnh có cảm giác đau buốt dữ dội vùng cổ tay, khuỷu tay hoặc cánh tay, thậm chí là cả ngón tay cái. Khó thực hiện các động tác cầm nắm, bưng bê, duỗi gập cánh tay hoặc cổ tay.

Cảm giác cơ tay bị mất lực, xuất hiện tình trạng căng cứng khớp cổ tay vào sáng sớm, bị sưng nóng đỏ

  1. Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng

Nguyên nhân chủ yếu gây giãn dây chằng là do những chấn thương trong quá trình làm việc, hoạt động thể thao, xương khớp, dây chằng bị lão hóa theo thời gian :

Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa ở cơ thể diễn ra càng mạnh mẽ. Các cơ bắp, dây chằng mất dần chức năng, không còn dẻo dai, săn chắc mà bị mất dần các dưỡng chất. Nên chỉ cần tác động nhỏ có thể làm giãn dây chằng gây đau.

Lao động, khuân vật nặng quá sức : Khuân vác hay bưng bê các vật nặng đòi hỏi cần đến sức mạnh của cơ bắp, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho hệ thống dây chằng bị căng, kéo giãn liên tục, theo thời gian sẽ dễ gây giãn dây chằng.

Chấn thương, tai nạn: tai nạn trong quá trình lao động, tham gia giao thông, té ngã, va đập mạnh là cho các khớp xương bị tổn thương, có thể dẫn đến trật khớp, giãn dây chằng, viêm khớp,…

Chấn thương khi chơi thể thao : Những người chơi đá bóng thường chiếm cao nhất trong các bộ môn thể thao do va chạm trong khi thi đấu. Ngoài ra có các bộ môn khác như: tennis, điền kinh, đẩy tạ… có thể gây căng cơ và giãn dây chằng.

  1. Phương thức chữa trị

Nếu có biểu hiện của giãn dây chằng ở trên thì bạn cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Nếu như bạn chỉ bị đau nhẹ, vẫn có thể vận động được thì cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp tập thể dục, hạn chế vận động mạnh.

Nếu như bệnh nặng gây đau nhiều thì cần kết hợp các phương pháp điều trị trong thời gian dài để đạt hiểu quả tốt nhất.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy và hãy nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau.

Tùy nhiên, đừng nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà thỉnh thoảng cũng nên đi lại, xoa bóp nhẹ các khớp. Nếu nằm nhiều thì các mạch máu, cơ và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn.

  • Chườm nóng hoặc lạnh

Với cách chườm nóng hoặc lạnh giúp co giãn tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng đau hiệu quả

  • Xoa bóp

Xoa bóp cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt, đẩy thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.

  • Tập Yoga phục hồi giãn dây chằng

Tập Yoga mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, tăng cường sự dẻo dai, mềm mại, săn chắc cho cơ bắp, dây chằng, điều trị bệnh xương khớp rất hiệu quả

Đối với người bệnh bị giãn dây chằng nên tập Yoga để cải thiện cơ bắp, ngăn ngừa viêm, lão hóa xương khớp, dây chằng được phục hồi nhanh hơn, giảm bớt đau đớn.

Đông Thái chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh và đừng để căn bệnh giãn dây chằng này ảnh hưởng đến công việc của bạn nhé. 

 

All copyright © reserved by Dong Thai 2017