Nguy cơ tử vong cao do đột quỵ

Nguy cơ tử vong cao do đột quỵ

Đột quỵ vẫn luôn là một trong những nguyên do gây tử vong cao ở người. Bệnh xảy ra đột ngột và không hề báo trước. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc sức khỏe từ bây giờ thì bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa.

PTMDjSt4oUPtoz4yYwVc6mRksGrSkD0wcq5p6zTx

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng tăng cao

Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Thường được xác định là một trong hai dạng sau:

• Thiếu máu não

• Xuất huyết não

Phân loại Đột Quỵ

1. Đột quỵ não

Gây ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não, chiếm khoảng 85% số ca. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các loại do thiếu máu cục bộ. 

 

 2. Xuất huyết não 

Xuất huyết có nghĩa là chảy máu. Loại này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. 

 

Những người nằm trong nhóm dễ bị đột quỵ hiện nay

  • Stress, căng thẳng thường xuyên 

Căng thẳng công việc, thường xuyên làm việc trên 55 giờ mỗi tuần làm tăng nguy cơ lên khoảng 33%.

  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Uống nhiều rượu khiến nguy cơ tăng 34% .

  • Thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu

40% trường hợp liên quan trực tiếp đến đau đầu.

  • Mất ngủ mãn tính, rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc)

Những người bị mất ngủ hoặc ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ tăng tới 83% so với nhóm người ngủ đủ 7-8 giờ/ngày.

glH3uURfRr9ZZcFERzG47-KGLLkNGvqii-YtfxNH

Người thường xuyên ngủ dưới 5 giờ một đêm có nguy cơ đột quỵ cao

  • Bị huyết áp cao, béo phì, tim mạch, tiểu đường

Huyết áp cao tăng nguy cơ lên 4-6 lần. Tiểu đường làm tăng nguy cơ gấp 3 lần.

  • Trên 50 tuổi

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ càng lớn, từ 50 tuổi trở lên chiếm 83,03% ca.

Những dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ

Những dấu hiệu sau đây có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp với nhau:

  • Mất cảm giác ở mặt, tay hoặc chân một bên hoặc cả hai bên của cơ thể

  • Nói khó hoặc khó hiểu

  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do

  • Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt

  • Nhức đầu, thường là bị bất chợt và dữ dội hoặc thay đổi chu kỳ nhức đầu mà không giải thích được

Các biểu hiện khác, ngoài các triệu chứng thần kinh. Ví dụ như:

  • Đau đầu nặng, đột ngột gợi ý chảy máu dưới nhện.

  • Suy giảm ý thức hoặc hôn mê, thường kèm theo đau đầu, buồn nôn

 

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Dưới đây là các yếu tố có thể thay đổi được góp phần nhiều làm tăng nguy cơ:

  • Tăng huyết áp

  • Hút thuốc lá, nghiện rượu bia và sử dụng các chất kích thích

  • Rối loạn lipid máu

  • Đái tháo đường

  • Béo bụng

  • Thiếu hoạt động thể lực

  • Chế độ ăn nguy cơ cao

  • Căng thẳng tâm lý và xã hội 

  • Bệnh tim

  • Tăng động 

  • Phình mạch trong sọ 

  • Viêm mạch

2570taibienmachmaunaodotquy1(1).jpeg

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ thường xảy ra rất nhanh chóng

 

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm:

  • Đột quỵ trước đó

  • Tuổi cao

  • Người trong gia đình có tiền sử bị bệnh

 

Giải pháp phòng ngừa đột quỵ

1. Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.

  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…

  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.

  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.

  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

​Xem thêm: 7 bước sơ cứu đột quỵ trong trường hợp khẩn cấp

 

2. Thay đổi thói quen, hạn chế kích thích cơ thể sản sinh ra gốc tự do

  • Sắp xếp công việc hợp lý, giảm stress, căng thẳng

  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá

  • Nghỉ ngơi đầy đủ

  • Thường xuyên tập thể dục

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

3. Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc

  • Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ

EbN2Te16tD3O9Pt8Y75OUbJ2F53M9ETmOJP_P7oH

 Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

 

Kết luận

Đột quỵ là mối nguy cơ không thể lường trước được và đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Vì vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu liên quan thì hãy đến ngay các trung tâm y tế để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình hình của bệnh.

 
All copyright © reserved by Dong Thai 2017