5 nguyên nhân gây bệnh teo cơ

5 nguyên nhân gây bệnh teo cơ

Hiện nay, teo cơ đang trở thành một căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh teo cơ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của cơ thể, mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan, tính toàn vẹn của da, cũng như khả năng miễn dịch và lành các vết thương. Sớm nhận biết được nguyên nhân gây bệnh để chủ động phòng tránh là cách giúp bạn hạn chế tình trạng teo cơ hiệu quả nhất. Vì vậy qua bài viết dưới đây hãy cùng Hotchland Nutrition tìm hiểu nhé.

 

 

Teo cơ là bệnh gì?

Bệnh teo cơ còn được gọi với tên gọi khác là suy nhược cơ bắp. Xảy ra trong trường hợp bị mất cân bằng giữa thoái hóa và tổng hợp protein trong cơ thể. Đây là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do vùng cơ bị ảnh hưởng thiếu vận động trầm trọng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Có hai dạng teo cơ chủ yếu là:

  1. Teo cơ tay

Đây là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến các dây thần kinh của cánh tay. Bệnh rất dễ nhận biết với những dấu hiệu rõ rệt trên bàn tay, bắp tay hoặc cả cánh tay; đi kèm với tình trạng yếu cơ gốc chi, gây giảm mạnh lực cơ và sự linh hoạt của tay. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng teo có thể xảy ra ở toàn bộ cơ vùng cánh tay, teo một hoặc cả hai bên tay.

  1. Teo cơ chân

Bệnh teo cơ chân là tình trạng phần cơ ở chân bị yếu đi hay khối lượng cơ ở vùng chân bị giảm sút. Dấu hiệu thường thấy là một bên chân sẽ nhỏ hơn so với bên còn lại. Cơ chế dẫn đến bệnh teo cơ chân là do sự mất cân đối giữa quá trình tạo cơ và hủy cơ. Khi mà quá trình hủy cơ xảy ra mạnh mẽ hoặc quá trình tạo cơ bị ức chế, sẽ dẫn đến khối lượng cơ bị giảm không được bù lấp và kết quả là cơ chân bị teo.

LhpNcFAVWKkClI5pg40SXn3TTiRaOBzBSEJgcmhS

Teo cơ chân khiến chân bị yếu và đi lại khó khăn

 

Nguyên nhân teo cơ

  1. Do bệnh lý:

Một số bệnh lý toàn thân có thể gây ra bệnh suy nhược cơ bắp như: teo cơ một bên ảnh hưởng đến tế bào thần kinh chi phối vận động cơ, viêm da cơ gây yếu cơ và ban da, đa xơ cứng, loại sản cơ là bệnh do di truyền gây yếu cơ

Một số bệnh về thần kinh, thoái hóa khớp, gây hạn chế vận động khớp, bệnh bại liệt, viêm đa tủy, viêm khớp dạng thấp, bệnh cột sống... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu cơ

  1. Tuổi tác

Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít protein để thúc đẩy cơ bắp phát triển. Điều này sẽ khiến các tế bào co lại, gây ra tình trạng thiểu cơ. Theo các chuyên gia, hơn 1/3 những người trên 60 tuổi đều mắc chứng bệnh teo cơ này.

Z0P7YCTxz_ElMIjwzIrd9eIKUcP7n-cpivSqyvgj

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây teo cơ

  1. Vấn đề thần kinh

Tổn thương các tế bào thần kinh trung ương trong não hoặc tủy sống có thể dẫn đến bệnh suy nhược cơ bắp. Tình trạng này có thể là giảm cơ cục bộ, tương tự như liệt ở người bị đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống. Ngoài ra các tổn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chấn thương sọ não hoặc bệnh bại não có thể dẫn đến tê liệt và teo cơ toàn thân.

  1. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo:

Dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các khối cơ. Nếu bạn ăn ít protein không mỡ, trái cây, và rau củ quả sẽ khiến lượng cơ sinh ra bị suy giảm gây tình trạng suy nhược cơ bắp

ghHQSKbwnElzgOJ-Dh7imL5WiZtWXwLzYU-9Lfjm

Ăn uống thiếu chất cũng làm gia tăng nguy cơ gây suy giảm cơ bắp

  1. Di truyền

Một số bệnh lý di truyền, chẳng hạn như rối loạn di truyền có thể gây mất các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến teo cơ.

Loạn dưỡng cơ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các tình trạng tiến triển gây mất khối lượng cơ và suy nhược. Chứng loạn dưỡng cơ là một tình trạng di truyền liên quan đến các gen sản xuất protein bị đột biến. Loạn dưỡng cơ là một tình trạng có thể dẫn đến bệnh teo cơ.

 

Phòng ngừa bệnh teo cơ

  • Dinh dưỡngDinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B. 

  • Tập thể dục: Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày giúp cơ bắp linh hoạt, giảm thiểu tình trạng teo cơ chân. Ngoài ra chúng còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường sức khỏe.

  • Tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh, nhất là tim với các bài tập có lợi như đi dạo, leo cầu thang, làm việc nhà, khiêu vũ.

  • Ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các loại thức ăn có cồn, để giữ cho trí não luôn vận động.

  • Tránh các thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn; bởi nó khiến bệnh teo cơ tiến triển nặng hơn.

  • Tích cực xoa bóp cơ chân, cơ tay sẽ tăng cường sự tuần hoàn máu đến các cơ bắp. Điều này còn giúp cho các mạch máu giãn nở một cách tối đa. Hỗ trợ làm mềm các khối cơ bắp. Kết hợp với phương pháp bấm huyệt của Đông y sẽ là liệu pháp rất tốt đối với người bệnh.

qqWtLbleg4egmfk2ZCZtG8eqZr6PNG0ftST9dluV

Thường xuyên vận động giúp bạn đẩy lùi nguy cơ gây bệnh teo cơ

 

Kết luận

Trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh teo cơ. Hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu như nhận thấy những dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị bệnh thì bạn nên đến bệnh viện để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe. 

 
All copyright © reserved by Dong Thai 2017